Scholar Hub/Chủ đề/#gánh nặng chăm sóc/
Gánh nặng chăm sóc là một khái niệm trong tâm lý học, đề cập đến sự áp lực và trách nhiệm lớn mà một người phải chịu trong quá trình chăm sóc và đảm nhận vai tr...
Gánh nặng chăm sóc là một khái niệm trong tâm lý học, đề cập đến sự áp lực và trách nhiệm lớn mà một người phải chịu trong quá trình chăm sóc và đảm nhận vai trò của một người chăm sóc, như chăm sóc cho người khác hoặc thú cưng, và thường áp đặt một tác động đáng kể đến cuộc sống và trạng thái tinh thần của người chăm sóc. Gánh nặng chăm sóc có thể gồm các yếu tố như sự lo lắng, căng thẳng, kiệt sức, sự hy sinh thời gian và năng lượng cá nhân, và cảm giác bị kẹt cứng trong việc chăm sóc người khác mà không được tự do và không có thời gian riêng.
Gánh nặng chăm sóc có thể bao gồm những thách thức và khó khăn khác nhau tùy thuộc vào tình huống và người chăm sóc. Dưới đây là các yếu tố cụ thể thường xuất hiện trong gánh nặng chăm sóc:
1. Trách nhiệm: Người chăm sóc thường cảm thấy có trách nhiệm quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của người được chăm sóc. Họ có thể cảm thấy phải đảm bảo mọi nhu cầu cần thiết và sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống khẩn cấp.
2. Áp lực tinh thần và cảm xúc: Chăm sóc người khác có thể gặp phải sự căng thẳng và stress liên quan đến việc quan tâm và lo lắng cho người được chăm sóc. Họ có thể trải qua cảm giác lo lắng, sợ hãi, cảm thấy mất kiểm soát, cảm thấy áp lực về thời gian và không có thời gian riêng cho bản thân.
3. Kiệt sức vật lý: Chăm sóc người khác có thể đòi hỏi một lượng công việc vất vả và mệt mỏi vật lý. Nhiều người chăm sóc phải tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày như chăm sóc vệ sinh cá nhân, di chuyển người bệnh, đảm bảo an toàn và dọn dẹp nhà cửa.
4. Thiếu thời gian cho bản thân: Gánh nặng chăm sóc thường làm cho người chăm sóc không có đủ thời gian và không gian để chăm sóc bản thân. Họ có thể hy sinh thời gian cho công việc, gia đình và sở thích riêng của mình và không có thời gian để tham gia các hoạt động giảm stress hay thư giãn.
5. Tình trạng tài chính và hỗ trợ: Chăm sóc người khác cũng có thể gây ra áp lực tài chính do phải chi trả cho các dịch vụ chăm sóc, thuốc men và thiết bị y tế. Ngoài ra, người chăm sóc có thể không có đủ hỗ trợ tài chính hoặc nguồn lực để làm việc này một cách hiệu quả.
6. Sự cô đơn và cảm giác bị kẹt: Nhiều người chăm sóc có thể cảm thấy cô đơn vì sự độc thân trong việc chăm sóc người khác. Họ cũng có thể cảm thấy bị kẹt và mất tự do, không có thời gian hoặc sự tự do để tham gia các hoạt động xã hội và giải trí.
Tóm lại, gánh nặng chăm sóc là một khái niệm toàn diện bao gồm nhiều yếu tố khác nhau và có thể có tác động đáng kể đến cuộc sống và trạng thái tinh thần của người chăm sóc. Điều quan trọng là nhận biết và quản lý gánh nặng này, cung cấp thời gian và hỗ trợ cho người chăm sóc, để giúp họ duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần.
Một nghiên cứu quan sát về gánh nặng chăm sóc sức khỏe trẻ em trong hội chứng Angelman: kết quả từ một nghiên cứu thực địa Dịch bởi AI Orphanet Journal of Rare Diseases - Tập 14 Số 1 - 2019
Tóm tắtGiới thiệuMục tiêu của nghiên cứu này là mô tả sự biến đổi trong việc sử dụng tài nguyên chăm sóc sức khỏe (HRU) ở những cá nhân mắc hội chứng Angelman (AS) trong 12 năm đầu đời. Dữ liệu cho nghiên cứu này được lấy từ nghiên cứu Lịch sử tự nhiên về AS (ASNHS), một nghiên cứu quan sát về tiến độ phát triển, hành vi và các vấn đề y tế của những cá nhân mắc AS diễn ra trong tám năm. Thông tin được báo cáo bởi người chăm sóc về việc nhập viện, phẫu thuật và sử dụng thuốc được sử dụng để đánh giá HRU. Các mô hình tác động hỗn hợp với phép đo lặp lại được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa tuổi tác và xác suất nhập viện, phẫu thuật và sử dụng thuốc kê đơn.
Kết quảĐộ tuổi trung bình khi tham gia nghiên cứu là 6 tuổi và cả hai giới đều được đại diện như nhau. Số lần thăm khám trung bình mỗi người tham gia là ba lần. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy những cá nhân mắc AS có gánh nặng HRU cao. Gánh nặng nhập viện và phẫu thuật cao nhất trong năm đầu đời. Việc sử dụng thuốc cho các cơn co giật và rối loạn giấc ngủ tăng lên theo thời gian.
Kết luậnNghiên cứu này nổi bật gánh nặng chăm sóc sức khỏe đáng kể ở những cá nhân mắc AS. Các nghiên cứu trong tương lai cần ước lượng chi phí và gánh nặng của người chăm sóc liên quan đến AS để đánh giá tác động kinh tế lâu dài của AS đối với các gia đình và hệ thống chăm sóc sức khỏe.
Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp và mối liên quan với các đặc điểm của người chăm sóc Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp và mối liên quan với các đặc điểm của người chăm sóc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 nguời bệnh Parkinson điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 07/2022 và 50 người chăm sóc. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo bộ câu hỏi được thiết kế sẵn, gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson được đánh giá bằng sử bộ câu hỏi Zarit (Zarit Burden Interview). Kết quả: Điểm trung bình của Zarit là 23,52 ± 13,84 trong đó gánh nặng chăm sóc bệnh nhân có tăng huyết áp độ II trung bình là 29,41 ± 15,891 cao hơn đáng kể so với bệnh nhân Parkinson tăng huyết áp độ I là 18,89 ± 10,038. Gánh nặng chăm sóc liên quan đến các đặc điểm của người chăm sóc: Liên quan thuận chiều tuổi người chăm sóc, thời gian chăm sóc, các rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng. Kết luận: Cần có các biện pháp can thiệp giảm áp lực và gánh nặng cho người chăm sóc bệnh nhân Parkinson có tăng huyết áp.
#Gánh nặng chăm sóc #bệnh nhân Parkinson #người chăm sóc
NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PARKINSON CÓ SA SÚT TRÍ TUỆ BẰNG CHỈ SỐ CĂNG THẲNG CHO NGƯỜI CHĂM SÓC CÓ SỬA ĐỔIMục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ bằng “Chỉ số căng thẳng cho người chăm sóc có sửa đổi” (MCSI – Modified Caregiver Strain Index). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang so sánh trên người chăm sóc chính của 100 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não hội Parkinson Vương quốc Anh (UKPDSBB/United Kingdom Parkinson’s Disease Society Brain Bank), nhóm bệnh nhân Parkinson có sa sút trí tuệ (SSTT) chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (DSM –V) tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 06 năm 2020 đến tháng 05 năm 2021. Kết quả: 50 người chăm sóc chính của bệnh nhân Parkinson không bị SSTT và 50 người chăm sóc chính bệnh nhân Parkinson có SSTT. Điểm MCSI của người chăm sóc trung bình là 9.73 ± 7.558. Điểm MCSI trung bình có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu, cao hơn ở nhóm người chăm sóc bệnh nhân có SSTT (p<0.05). Trong nhóm người chăm sóc chính của bệnh nhân có SSTT, mức độ rất căng thẳng là 32%, căng thẳng trung bình 48%, không căng thẳng 20%. Nhóm không có SSTT có điểm PDQ-carer trung bìnhcủa người chăm sóc chính là 30.42 ± 26.437, của nhóm có SSTT cao hơn là 74.44 ± 33.72, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0.05. Kết luận: Gánh nặng chăm sóc cho bệnh nhân Parkinson tăng lên khi có sa sút trí tuệ đi kèm.
#Parkinson #sa sút trí tuệ #gánh nặng chăm sóc
MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT LIỆT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN KINH HƯNG YÊN NĂM 2020Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 95 người chăm sóc trực tiếp người bệnh tâm thần phần liệt điều trị nội trú tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên từ tháng 01/2020 đến 4/2020. Kết quả và kết luận: Các số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt (p<0,05): về phía người bệnh bao gồm: tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, số lần tái phát bệnh, bệnh lý kèm theo và khả năng làm việc; về phía người chăm sóc chính bao gồm: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân và bệnh lý kèm theo. Có một số yếu tố ảnh hưởng tới gánh nặng chăm sóc người bệnh như: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, trình độ văn hóa, số lần tái phát bệnh và khả năng làm việc bệnh kèm theo.
#Gánh nặng chăm sóc #người bệnh #tâm thần phân liệt #nội trú
HIỆU QUẢ TƯ VẤN GIẢM GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ALZHEIMER TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 – 2021Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tư vấn giảm gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp tư vấn giảm gánh nặng trên 52 người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ năm 2020 đến năm 2021. Đánh giá hiệu quả bằng thang điểm ZBI trước và 2 tuần sau tư vấn. Kết quả: Sau can thiệp gánh nặng chăm sóc giảm từ 43,7 điểm xuống còn 28,7 điểm theo ZBI. NCS lao động toàn thời gian có tỷ lệ cải thiện ZBI thấp hơn nhiều so với nhóm cỏn lại (p<0,05). Sự cải thiện ZBI cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm NCS có thời gian chăm sóc trong ngày kéo dài và bệnh nhân SSTT giai đoạn vừa và nặng so với nhóm còn lại. Kết luận: Tư vấn giúp NCS giảm gánh nặng chăm sóc có ý nghĩa thống kê và liên quan đến đặc điểm giai đoạn bệnh, thời gian chăm sóc người bệnh và nghề nghiệp của NCS.
#Alzheimer #gánh nặng chăm sóc #thang điểm Zarit
NGHIÊN CỨU GÁNH NẶNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ALZHEIMER TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG NĂM 2020 – 2021Mục tiêu: Mô tả gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gánh nặng chăm sóc dựa trên thang điểm Zazit ở 52 người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ năm 2020 đến năm 2021. Kết quả: Gánh nặng chăm sóc trung bình của người chăm sóc theo thang điểm Zarit là 42,7 điểm. Trong đó, 57,7% trường hợp gánh nặng ở mức độ nghiêm trọng và rất nghiêm trọng. Gánh nặng chăm sóc có xu hướng tăng dần có ý nghĩa thống kê (p<0,05) theo thời gian chăm sóc bệnh nhân/ngày; thời gian mắc bệnh; giai đoạn sa sút trí tuệ; sự xuất hiện triệu chứng các triệu chứng giảm nhận biết, giảm sự chú ý, giảm tư duy, tính toán, giảm ngôn ngữ và hoạt động hàng ngày và các triệu chứng BPSD như hoang tưởng, kích động, mất ức chế, rối loạn vận động, rối loạn ăn uống và hành vi ban đêm. Kết luận: Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer của người chăm sóc là 42,7 điểm theo thang Zarit và có liên quan có ý nghĩa thống kê đến một số đặc điểm và mức độ nặng của triệu chứng bệnh.
#Alzheimer #gánh nặng chăm sóc #thang điểm Zarit
Thực trạng gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh ung thư điều trị tại trung tâm ung bướu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh ung thư.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 168 người chăm sóc chính người bệnh ung thư tại trung tâm Ung bướu từ tháng 12/2019 đến 07/2020.
Kết quả: Phần lớn người chăm sóc chủ yếu là nữ (66,1%) và có mối quan hệ với người bệnh ung thư chủ yếu là vợ chồng (47%), con cái (47%). Độ tuổi trung bình của người chăm sóc là 52 ± 12,6 tuổi. Thời gian chăm sóc trung bình một ngày của người chăm sóc là 6,08 ± 1,71 giờ. Người chăm sóc có gánh nặng chăm sóc ở ở mức trung bình khá cao (57,1%), chỉ có 11,3% người chăm sóc có gánh nặng ở mức độ nhẹ. Điểm trung bình gánh nặng chăm sóc người bệnh ung thư là 56,73 ± 12,5.
Kết luận: Nhìn chung, tất cả người chăm sóc đều có gánh nặng và gánh nặng chăm sóc chủ yếu ở mức trung bình. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho họ.
#Ung thư #gánh nặng chăm sóc #người chăm sóc #người bệnh ung thư #hỗ trợ xã hội #hoạt động cá nhân.
Thực trạng gánh nặng chăm sóc và một số cách ứng phó của người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021Mục tiêu: Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc và một số biện pháp ứng phó của người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định tính từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2021 trên 22 người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa đến điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Kết quả: Gánh nặng chăm sóc phổ biến ở những người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa, trong đó gánh nặng về tinh thần, thể chất và kinh tế là phổ biến hơn cả. Các đối tượng ứng phó những gánh nặng này bằng một số cách tự ứng phó hoặc tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đặc biệt có thể kể đến là nhân viên y tế. Từ đó, cần có những biện pháp hỗ trợ thích hợp nhằm giảm bớt gánh nặng chăm sóc cho người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa.
Kết luận: Những người chăm sóc chính bệnh nhân ung thư phụ khoa có đa dạng các biểu hiện về gánh nặng chăm sóc, trong đó các biểu hiện gánh nặng chăm sóc về thể chất, tinh thần và kinh tế là phổ biến nhất. Sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người xung quanh đặc biệt là nhân viên y tế có vai trò quan trọng để người chăm sóc ứng phó được những áp lực này.
#Gánh nặng chăm sóc #người chăm sóc chính #bệnh nhân ung thư #biện pháp ứng phó
Thực trạng gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên năm 2020Mục tiêu: Mô tả thực trạng gánh nặng chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt liệt điều trị nội trú tại Bệnh viện tâm thần kinh Hưng Yên năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi Phỏng vấn về gánh nặng chăm sóc của Zarit (Zarit Burden Interview/ZBI) đã được dịch sang tiếng Việt và chuẩn hóa để khảo sát 95 người chăm sóc chính người bệnh Tâm thần phân liệt (60 nữ và 35 nam).
Kết quả: Điểm trung bình gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh là ZBI = 54,03 ± 14,29 với điểm cao nhất là 82 và thấp nhất là 10. Người có gánh nặng chăm sóc mức nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là mức rất nghiêm trọng, mức trung bình và mức nhẹ.Tuy nhiên,không có sự khác biệt đáng kể về gánh nặng chăm sóc giữa hai giới nam - nữ và mối quan hệ với người bệnh.
Kết luận: Kết quả của nghiên cứu đã cung cấp một số thông tin ban đầu về gánh nặng chăm sóc người bệnh Tâm thần phân liệt những mức độ gánh nặng khác nhau cũng như các đặc điểm riêng về gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh Tâm thần phân liệt đang điều trị nội trú, từ đó đưa ra hướng đi phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục thực hành điều dưỡng.
#Gánh nặng chăm sóc #người bệnh #tâm thần phân liệt #nội trú
Thực trạng gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh sau mổ tim tại Khoa Hồi sức tích cực - Trung tâm tim mạch Bệnh viện Việt Đức năm 2022Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người bệnh sau mổ tim tại khoa hồi sức tích cực, Trung tâm Tim mạch, bệnh viện Việt Đức và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến gánh nặng chăm sóc.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 50 người chăm sóc chính của người người bệnh sau mổ tim tại khoa hồi sức tích cực, Trung tâm Tim mạch, bệnh viện Việt Đức sử dụng bộ câu hỏi đánh giá gánh nặng chăm sóc Zarit.
Kết quả: Điểm Zarit trung bình là 40,12 ± 7,80. Hơn nửa (60%) số người chăm sóc có gánh nặng trung bình trở lên, 34% có gánh nặng nghiêm trọng. Các yếu tố làm tăng gánh nặng chăm sóc là: thời gian nằm viện trên 1 tuần (p = 0,031), thời gian dành cho chăm sóc người người bệnh nhiều (p = 0,043), là vợ/ chồng hoặc con (p = 0,043).
Kết luận: Gánh nặng chăm sóc của người chăm sóc chính người người bệnh sau mổ tim ở mức trung bình. Gánh nặng chăm sóc có mối tương quan với thời gian nằm viện của người bệnh, thời gian chăm sóc, quan hệ với người bệnh.
#Gánh nặng chăm sóc #người chăm sóc chính #mổ tim